Chuyện một cái cây và viện triết học mùa hè

[Chuyện 1 cái cây]

Khi bạn gái cũ mình nó về nhà lần đầu, nó đứng giữa căn bếp và nói “nhìn anh có vẻ biết hưởng thụ, nhưng căn nhà này thì không có sức sống”

Trong khi thằng cha hàng xóm làm thợ hồ có 4 vợ và nuôi 1 bầy chó, thì trong nhà của tôi chỉ toàn máy móc và sách vở. Vậy là, tôi nghe lời em nó cuối tuần phải bỏ công bỏ việc, vô mấy cái nhà vườn tìm cây giống rồi hì hục đào đào lấp lấp. Tôi không ở căn nhà đó nữa, nên cái cây thường sẽ được tưới nước mưa, hoặc lòng thương của hàng xóm. Cũng may, nắng gió miền nam không quá khắc nghiệt nên cái cây đó ra hoa quanh năm và cái giống đó rụng lá dã man, làm cái sân nhỏ của tôi giờ dầy cả chục phân mùn lá. Năm nay, sau 1 đợt ngập lụt và tiết lạnh kéo dài, cái cây đó bị sâu ăn rất nặng. Cũng cha hàng xóm đó, thấy tội cho cái cây, trèo qua hàng rào và cắt bớt lá sâu. Hôm qua tôi về thì thấy em nó đã bị sâu làm tèo 1 nhánh lớn, hic

[Viện triết học mùa hè]

Nếu các bạn quen tôi lâu năm, có lẽ sẽ không lạ gì với danh từ này, mà tôi thường nhắc đi nhắc lại đôi lần. Ý tưởng này bắt đầu có lẽ từ khoảng 2010 - 2011.

Trong cuốn “Lời thú tội của một sát thủ kinh tế”, John Perkins có đề cập về các viện “ngôn ngữ mùa hè” mà Mỹ đã xây dựng rải rác ở khắp châu Mỹ la tinh. Đó là một tổ chức phi chính phủ nhưng thực chất là một tổ chức gián điệp, mà nhiệm vụ chính là trao đổi ngôn ngữ với các sắc dân bản địa, mà thực chất chỉ là dạy tiếng Anh cho họ, nhằm xoá mòn bản sắc văn hoá địa phương, thao túng chính trị và gây ảnh hưởng lên các ngành kinh tế then chốt của quốc gia đó.

Trung Cộng đã có một mô hình bắt chước và triển khai dưới các viện Khổng Tử. Nhưng bọn tàu thường cho mình là thâm nho, tuổi gì so với tây lông. Các viện Khổng Tử được thành lập ở khắp nơi trên thế giới, Hà Nội cũng có 1 cái, nhưng bị vạch trần và phản đối nhiều nhất ở Mỹ và Canada.

Còn vì sao là triết học? Đó là bởi vì em ưa thích suy nghĩ hơn tất cả các hoạt động khác trên đời. Chỉ cần một suy nghĩ nền tảng khác đi, mọi thành quả chính trị và xã hội của ngày hôm qua sẽ trở thành thứ chẳng khác gì trò hề. Và vì ở phương Đông, kể cả từ thời Khổng Tử, người Á Châu chưa bao giờ có một hệ tư tưởng vững mạnh và xây dựng đầy đủ như Tây Phương. Chúng ta đi copy cũng được thôi, như Trung Cộng và Việt Cộng đã làm với Marx. Nhưng rồi, chính cái hệ tư tưởng đó quay trở lại làm thành một trở lực trong mọi điều phát triển.


Last modified on 2018-04-09