Bán Pháp, giữ Trung Quốc, mua Việt Nam

Để bắt đầu, tôi xin trích một đoạn hài kịch:

“Vở kịch mở màn với hình ảnh Mao Trạch Đông trong bộ trang phục Hồng Vệ binh lùng thùng quen thuộc, tay kẹp quyển sách, trò chuyện cùng Chu Ân Lai, người cộng sự đáng tin cậy trong cách mạng. Cuộc trò chuyện của họ cho thấy cuộc cách mạng của ông đã chuyển sang một cơn sốt làm giàu đang bao trùm cả nước.
Tiếp đó, Đặng Tiểu Bình, người chịu trách nhiệm về sự bùng nổ kinh tế này bước lên sân khấu. MaoChu lo lắng khi Đặng đưa ra những yêu cầu phải chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng. Chu đề nghị đưa người khác đi thi thay cho Mao. “Không được,” Mao nói. “Chúng ta, những người của Đảng Cộng Sản, phải trung thực và thật thà”.
Đặng **đồng tình: “Chúng ta cần nắm bắt tương lai với cả hai tay. Một để lao động, một để học tập”.
“Đúng thế,”** Mao
nói, “chúng ta không chỉ giỏi việc phá sập thế giới cũ kĩ lạc hậu mà còn phải giỏi trong việc xây dựng một thế giới mới tiên tiến. Các đồng chí, chúng ta phải thiết lập xã hội chủ nghĩa mang đặc điểm Trung Quốc.”
Trong lúc nói, Mao **để khán giả nhìn thấy tựa đề quyển sách ông đang cầm: Hướng dẫn ôn thi **GMAT. (Graduate Management Admission Test, là kì thi mà hầu hết các trường về thương mại luôn nhìn vào kết quả của nó để xét tuyển những ứng viên cho khoá học thạc sĩ quản trị kinh doanh.)
Vài phút sau, một nữ đồng chí trong trang phục Hồng Vệ binh băng qua sân khấu thông báo điểm thi GMAT. Mao, Chu **và **Đặng đều thi đậu với kết quả đáng khích lệ!
Mao nắm chặt hai bàn tay Chu, lúc lắc chúng một cách đầy hứng khởi.
“Ân Lai, Ân Lai, chúng ta lại vừa ghi thêm một chiến công nữa,” ông kêu lên “bây giờ chúng ta cùng là đồng môn MBA với nhau.”
Đám đông oà lên những tràng cười thích thú.”

Trung Quốc của ngày hôm nay là như vậy đấy. Họ đang tham khảo cách thức quản lý của phương Tây với một dòng máu kinh doanh có từ trong gen, trong một xã hội đang điên lên vì tiền. Đó là cách nhìn của James McGregor trong “Một Tỉ Khách Hàng”

Trong cuốn sách, James đã mô tả cách thức mà xã hội Trung Quốc hiện nay đang vận hành từ thời Đặng bắt đầu cải cách kinh tế đến nay. Trung Quốc ngày nay được xây dựng bởi những nhà cộng sản được tôi luyện và giàu tâm huyết, bởi các thế hệ Hoa kiều từ khắp nơi trên thế giới trở về quê cha đất tổ, từ những sinh viên ưu tú trong các làn sóng du học tại các nước phát triển, từ những người trình độ học vấn rất bình thường nhưng có đầu óc kinh doanh không thể tưởng tượng nổi, và trên hết là khát vọng của hơn một tỉ dân bùng nổ sau bao nhiêu năm bị kìm nén và tàn phá.

Cách đây hơn hai trăm năm, khi huân tước Geogre Macartney thỉnh kiến vua Càn Long mở cửa đất nước. Nguời Trung Quốc lúc đó đã xem mọi xứ sở khác đều man rợ. Trung Quốc, trong cách nhìn của một người phương Tây của James mà có lẽ không xa lạ mấy đối với chúng ta, đầy rẫy những thủ đoạn, những con người chỉ chực moi tiền của bạn, những quan chức nhũng nhiễu, tham ô, hối lộ, và cả những cách thâu tóm quyền lực thô bạo của Đảng Cộng Sản.

Tuy nhiên, James cũng phải nhìn nhận Trung Quốc đã có những bước tiến rất dài trong những năm đổi mới. Trung Quốc đã rất khôn khéo trong việc sử dụng tiền của nước ngoài để phát triển một thị trường vững mạnh mà không mất quyền kiểm soát vào tay người nước ngoài. “Làm giàu là vinh quang” mà!

Trong cuốn sách, tôi thích nhất câu chuyện xây dựng mạng điện thoại của “Sa hoàng viễn thông” Wu Jichuan, một tay cộng sản đầy tâm huyết và khôn khéo. Wu Jichuan đã nâng số thuê bao điện thoại lên 500 triệu so với 30 triệu của 10 năm trước khi ông ta lên nắm quyền ở Bộ Công Nghiệp Thông Tin. Ông đã trì hoãn mở cửa thị trường đủ lâu để Trung Quốc tự xây dựng mạng viễn thông và các tiêu chuẩn công nghệ của chính nó trước khi người nước ngoài thực sự bước vào. Tuy nhiên, tôi càng thích thú hơn nữa khi đọc đến đoạn “Sa hoàng viễn thông” về hưu và thừa nhận chiến thắng của Wu Ying cùng với công ty UTStarcom của chàng trai trẻ này. Câu chuyện của Wu Ying, một kĩ sư tại Bell Labs của AT&T cùng với khát vọng kinh doanh, thực sự là một hình mẫu mà tôi muốn đạt đến. Bằng sức mạnh của công nghệ và sự khôn khéo đối với chính trị, Wu Ying đã phủ mạng điện thoại rộng khắp miền nông thôn Trung Quốc, nơi mà mạng của Wu Jichuan vẫn chưa vươn tới được, trong một thời gian rất ngắn. Câu chuyện trên cũng cho thấy cơ hội của chúng ta, những người nước ngoài, tại Trung Quốc. Những công ty công nghệ quốc doanh của Trung Quốc thực sự đáng gờm nhưng không phải là không thể đánh bại, đó là chuyện của những công nghệ mang tính cách mạng. (Cách thức của Wu Ying đã có thể không thành công ở Việt Nam, bởi vì mạng di động của anh ta dựa vào những máy có tầm phát sóng nhỏ, tương tự như loại điện thoại “mẹ bồng con”, cũng giống như mạng City Phone tại Việt Nam. Nhưng sự thất bại của City Phone đã cho thấy điều này, có lẽ một phần là do thói quen tiêu dùng hàng “xịn” của người Việt).

Để kết thúc, tôi cũng xin trích dẫn trong sách về bản năng kiếm tiền ở một đất nước mà “…tương đương với câu “Giáng Sinh vui vẻ” là “Năm mới phát tài”…” và “…phần chủ yếu của tang lễ ở Trung Quốc là việc đốt giấy tiền để gửi tài sản xuống âm phủ cho người qua đời…”