Lịch sử bãi cỏ

Nếu các bạn để ý, trong các lâu đài xưa, đằng trước lâu đài lúc nào cũng có một bãi cỏ rộng bạt ngàn (rộng đến nỗi có nhiều ông hoàng trồng cả một mê cung ở đó). Cái đó nó có nguyên do cả. Ngày xưa đất để làm nông nghiệp, tức là càng nhiều đất thì nông sản càng nhiều, càng giàu. Tá điền mơ một miếng đất cắm dùi không có. Nhưng ông hoàng đó dành hẳn một khoảng đất rộng để trồng cái thứ xanh mướt mà bò cũng chê. Đó là một thông điệp, trong kinh tế học thì nó là một vật bảo chứng, kiểu như ông nói với thiên hạ rằng: đất đai ta nhiều vô số, ta đủ tiềm lực để bảo trợ cho cái thứ xanh xanh vô dụng này, các bạn có thể yên tâm mà giao thương với ta. Sau này thì như một thói quen, các công trình lớn đến nhỏ đều dành ra một khoảng đất rộng để dành cho loài cây quan trọng nhất trên đời: cỏ. Dinh Độc Lập là một minh chứng.

Nó cũng giống như các đại gia ngày nay, họ thường sắm siêu xe cũng với cùng một thông điệp đó. Thực ra thì, so với các cháu choai choai ở phương Tây hay đua xe độ, đại gia ở ta làm gì am hiểu xe bằng, để mà hưởng thụ cho hết cái siêu xe, cũng như tốc độ thần sầu của nó. Thời gian đâu mà tìm hiểu với hưởng thụ. Nhưng ngày nay không còn là thời đại nông nghiệp nữa, tấc đất như tấc vàng, đại gia nào dám bỏ hẳn một khoản sân ngay giữa lòng Sài Gòn chỉ để trồng cỏ, thì mới đáng bậc trượng phu. Chứ chăm chăm đi lấy tiền của thiên hạ, rồi PR tại tòa thì làm mịa gì.

Mới hay:

“Trăm nghìn gửi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi
Phận sao phận bạc như vôi
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng”

Một người được kính trọng không phải chỉ những điều anh ta làm, mà còn ở những điều anh ta KHÔNG làm